STTTT – Triển khai Quyết định số 1418/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2022, vừa qua Sở TT&TT đã ban hành văn bản số 1240/STTTT – TTBCXB về việc hướng dẫn nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí đến các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, xuất hiện tình trạng nhiều cơ quan tạp chí có xu hướng tác nghiệp, xuất bản tin tức theo hướng gây hiểu nhầm là báo. Một số trang thông tin điện tử tổng hợp có hình thức trình bày, dẫn nguồn, thậm chí cử nhân viên đi tác nghiệp, tự sản xuất tin, bài gây hiểu lầm là báo điện tử. Ngoài ra, một số trang mạng xã hội có hình thức trình bày, đưa nội dung thông tin với danh nghĩa người dùng mạng xã hội nhưng thực chất được sản xuất, sao chép như tác phẩm báo chí gây hiểu lầm là báo điện tử.
Một số cơ quan báo chí trong quá trình liên kết đã giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh, liên kết theo hướng người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan báo chí không thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm, buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền quản lý, điều hành, kiểm soát nội dung liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích. Tất cả thực trạng trên dẫn tới tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.
Việc ban hành Bộ Tiêu chí xác định các tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí. sẽ giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo ra môi trường báo chí lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc giám sát, nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí hoặc những dấu hiệu chệch hướng trong hoạt động báo chí tại địa bàn tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định.
Hoàng Ngọc
STTTT – Triển khai Quyết định số 1418/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2022, vừa qua Sở TT&TT đã ban hành văn bản số 1240/STTTT – TTBCXB về việc hướng dẫn nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí đến các cơ quan, đơn vị, địa phương.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, xuất hiện tình trạng nhiều cơ quan tạp chí có xu hướng tác nghiệp, xuất bản tin tức theo hướng gây hiểu nhầm là báo. Một số trang thông tin điện tử tổng hợp có hình thức trình bày, dẫn nguồn, thậm chí cử nhân viên đi tác nghiệp, tự sản xuất tin, bài gây hiểu lầm là báo điện tử. Ngoài ra, một số trang mạng xã hội có hình thức trình bày, đưa nội dung thông tin với danh nghĩa người dùng mạng xã hội nhưng thực chất được sản xuất, sao chép như tác phẩm báo chí gây hiểu lầm là báo điện tử.
Một số cơ quan báo chí trong quá trình liên kết đã giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh, liên kết theo hướng người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan báo chí không thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm, buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền quản lý, điều hành, kiểm soát nội dung liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích. Tất cả thực trạng trên dẫn tới tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.
Việc ban hành Bộ Tiêu chí xác định các tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí. sẽ giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo ra môi trường báo chí lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc giám sát, nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí hoặc những dấu hiệu chệch hướng trong hoạt động báo chí tại địa bàn tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định.
Các bài khác
- Yên Bái: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 (12/08/2022)
- Yên Bái chỉ đạo ngăn chặn, xử lý các trường hợp vận chuyển lợn qua biên giới (04/08/2022)
- Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (03/08/2022)
- Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 và phòng, chống dịch sốt xuất huyết, các dịch bệnh truyền nhiễm khác (01/08/2022)
- Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông (27/07/2022)
- Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. (27/07/2022)
- Yên Bái tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại năm 2022 (25/07/2022)
- Tỉnh Yên Bái tổ chức giao ban báo chí quý II năm 2022 (25/07/2022)
- Bộ TT&TT ban hành Tiêu chí nhận diện "báo hoá" tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp (24/07/2022)
- Yên Bái triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” 30/7/2022 (21/07/2022)
Xem thêm »