STTTT - Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin tuyên truyền nói chung và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng thời gian qua được Sở TT&TT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phổ biến giáo dục, pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Trong giai đoạn 2021 – 2023, triển khai Dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao hiệu quả Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các dự án, chương trình phối hợp, dự kiến đến hết năm 2022 sẽ chuyển đổi, lắp đặt và đưa vảo sử dụng 70/173 Đài truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT – VT; còn lại 103 Đài TT vô tuyến FM, không còn đài truyền thanh hữu tuyến.
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai dùng thử Hệ thống thông tin nguồn, trong đó, phối hợp với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai lắp đặt và bàn giao vận hành Đài Truyền thanh thông minh cho xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; thực hiện tích hợp 3 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; xã Xuân Ái huyện Văn Yên, xã Việt Thành huyện Trấn Yên vào hệ thống thông tin nguồn; tích hợp bảng thông tin điện tử km5, bảng thông tin điện tử của Sở lên hệ thống thông tin nguồn. Bước chạy thử này chính là tiền đề để địa phương triển khai xây dựng hệ thống thông tin nguồn, chuyển đổi số, sẵn sàng kết nối với hệ thống thông tin nguồn của Trung ương nhằm thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.
Đồng thời, đã thiết lập các nhóm Zalo hoạt động TTCS với các đối tượng tham gia gồm: cán bộ, chuyên viên Sở TT&TT, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện và Phó Chủ tịch, công chức văn hóa xã hội thuộc UBND cấp xã. Thông qua nhóm công việc này, Sở đã cung cấp các văn bản quy định của Trung ương và của tỉnh liên quan đến hoạt động TTCS và tiếp nhận các ý kiến từ cơ sở gửi về. Các tài liệu tuyên truyền pháp luật lĩnh vực thông tin và truyền thông được Sở xây dựng thành các tài liệu số (infographic, tờ rời, tài liệu PDF …) sau đó gửi lên nhóm zalo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của sở để hệ thống thông tin cơ sở sử dụng và tiếp tục lan truyền qua mạng xã hội, nhóm zalo chuyển tải nội dung kịp thời đến cán bộ, công chức, viên chức và hộ gia đình trên địa bàn. Qua cách làm này cho thấy, tài liệu tuyên truyền được phát hành rộng rãi hơn, nhưng lại giảm chi phí đến mức thấp nhất do không phải in ấn nhiều.
Bám sát kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành và triển khai trên 20 Kế hoạch, 15 công văn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của ngành theo nội dung từng năm theo chỉ đạo của cấp trên. Bên cạnh đó, duy trì hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hàng năm; Tủ sách pháp luật thường xuyên bổ sung phục vụ nhu cầu tra cứu của cán bộ công chức, viên chức; Các phòng chuyên môn tăng cường hoạt động hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định pháp luật lĩnh vực được giao quản lý; hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, hệ thống truyền thông của tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, như: tuyên truyền, phổ biến, vận động CBCCVC tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về ma túy, mại dâm, cờ bạc, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vật liệu nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng chống mê tín dị đoan; bảo vệ môi trường; Luật phòng, chống tác hại của rượu bia; pháp luật về trật tự an toàn giao thông…
Nhìn chung, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Sở được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở, những chính sách, văn bản pháp luật mới về thông tin và truyền thông được phổ biến rộng rãi, kịp thời đến cán bộ, cán bộ công chức, viên chức trong Sở và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, làm cho nhân dân nắm bắt kịp thời những chủ trương của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông; thấy rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trên từng lĩnh vực cụ thể để tự giác chấp hành pháp luật.
Trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thông tin theo hướng đa dạng, đa phương tiện, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu thông tin của người dân. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 135/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Đầu tư cở sở vật chất trong công tác thông tin cơ sở: Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở, lồng ghép vào các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống TTCS. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, đặc biệt là về nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ thông tin cơ sở cấp huyện, cấp xã.
Hoàng Ngọc
STTTT - Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin tuyên truyền nói chung và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng thời gian qua được Sở TT&TT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.Trong giai đoạn 2021 – 2023, triển khai Dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao hiệu quả Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các dự án, chương trình phối hợp, dự kiến đến hết năm 2022 sẽ chuyển đổi, lắp đặt và đưa vảo sử dụng 70/173 Đài truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT – VT; còn lại 103 Đài TT vô tuyến FM, không còn đài truyền thanh hữu tuyến.
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai dùng thử Hệ thống thông tin nguồn, trong đó, phối hợp với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai lắp đặt và bàn giao vận hành Đài Truyền thanh thông minh cho xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; thực hiện tích hợp 3 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; xã Xuân Ái huyện Văn Yên, xã Việt Thành huyện Trấn Yên vào hệ thống thông tin nguồn; tích hợp bảng thông tin điện tử km5, bảng thông tin điện tử của Sở lên hệ thống thông tin nguồn. Bước chạy thử này chính là tiền đề để địa phương triển khai xây dựng hệ thống thông tin nguồn, chuyển đổi số, sẵn sàng kết nối với hệ thống thông tin nguồn của Trung ương nhằm thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.
Đồng thời, đã thiết lập các nhóm Zalo hoạt động TTCS với các đối tượng tham gia gồm: cán bộ, chuyên viên Sở TT&TT, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện và Phó Chủ tịch, công chức văn hóa xã hội thuộc UBND cấp xã. Thông qua nhóm công việc này, Sở đã cung cấp các văn bản quy định của Trung ương và của tỉnh liên quan đến hoạt động TTCS và tiếp nhận các ý kiến từ cơ sở gửi về. Các tài liệu tuyên truyền pháp luật lĩnh vực thông tin và truyền thông được Sở xây dựng thành các tài liệu số (infographic, tờ rời, tài liệu PDF …) sau đó gửi lên nhóm zalo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của sở để hệ thống thông tin cơ sở sử dụng và tiếp tục lan truyền qua mạng xã hội, nhóm zalo chuyển tải nội dung kịp thời đến cán bộ, công chức, viên chức và hộ gia đình trên địa bàn. Qua cách làm này cho thấy, tài liệu tuyên truyền được phát hành rộng rãi hơn, nhưng lại giảm chi phí đến mức thấp nhất do không phải in ấn nhiều.
Bám sát kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành và triển khai trên 20 Kế hoạch, 15 công văn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của ngành theo nội dung từng năm theo chỉ đạo của cấp trên. Bên cạnh đó, duy trì hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hàng năm; Tủ sách pháp luật thường xuyên bổ sung phục vụ nhu cầu tra cứu của cán bộ công chức, viên chức; Các phòng chuyên môn tăng cường hoạt động hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định pháp luật lĩnh vực được giao quản lý; hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, hệ thống truyền thông của tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, như: tuyên truyền, phổ biến, vận động CBCCVC tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về ma túy, mại dâm, cờ bạc, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vật liệu nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng chống mê tín dị đoan; bảo vệ môi trường; Luật phòng, chống tác hại của rượu bia; pháp luật về trật tự an toàn giao thông…
Nhìn chung, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Sở được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở, những chính sách, văn bản pháp luật mới về thông tin và truyền thông được phổ biến rộng rãi, kịp thời đến cán bộ, cán bộ công chức, viên chức trong Sở và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, làm cho nhân dân nắm bắt kịp thời những chủ trương của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông; thấy rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình trên từng lĩnh vực cụ thể để tự giác chấp hành pháp luật.
Trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thông tin theo hướng đa dạng, đa phương tiện, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu thông tin của người dân. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 135/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Đầu tư cở sở vật chất trong công tác thông tin cơ sở: Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở, lồng ghép vào các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống TTCS. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, đặc biệt là về nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ thông tin cơ sở cấp huyện, cấp xã.