STTTT - Ngày 8/5/2020, Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-BTTTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và nâng cao hiệu quả phòng chống việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu điện.
Ảnh minh họa
Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; tăng cường biện pháp bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống; cần chủ động nắm tình hình, nhận diện hiện tượng, vấn đề nổi cộm, phức tạp về an toàn, an ninh.
Các doanh nghiệp có trách nhiệm kịp thời phát hiện những tồn tại, sơ hở, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho hoạt động bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các doanh nghiệp bưu chính nói chung cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về các hành vi bị cấm trong cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, danh mục vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
Đồng thời, các doanh nghiệp bưu chính cần nâng cao cảnh giác, tăng cường kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa tại các điểm phục vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đề phòng nguy cơ kẻ xấu lợi dụng để gửi vật phẩm, hàng hóa bị cấm gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát qua mạng bưu chính..
Chỉ thị cũng giao các nhiệm vụ cụ thể cho Vụ Bưu chính, Cục Bưu điện Trung ương, Thanh tra Bộ, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ TT&TT (Ban chỉ đạo 389 của Bộ), Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Thông tin cơ sở và các Sở TT&TT.
Hoàng Ngọc
STTTT - Ngày 8/5/2020, Bộ TT&TT đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-BTTTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và nâng cao hiệu quả phòng chống việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu điện.Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp luật về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước; tăng cường biện pháp bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống; cần chủ động nắm tình hình, nhận diện hiện tượng, vấn đề nổi cộm, phức tạp về an toàn, an ninh.
Các doanh nghiệp có trách nhiệm kịp thời phát hiện những tồn tại, sơ hở, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho hoạt động bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các doanh nghiệp bưu chính nói chung cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về các hành vi bị cấm trong cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, danh mục vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
Đồng thời, các doanh nghiệp bưu chính cần nâng cao cảnh giác, tăng cường kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa tại các điểm phục vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đề phòng nguy cơ kẻ xấu lợi dụng để gửi vật phẩm, hàng hóa bị cấm gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát qua mạng bưu chính..
Chỉ thị cũng giao các nhiệm vụ cụ thể cho Vụ Bưu chính, Cục Bưu điện Trung ương, Thanh tra Bộ, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ TT&TT (Ban chỉ đạo 389 của Bộ), Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Thông tin cơ sở và các Sở TT&TT.