STTTT – Trong Chương trình làm việc với UBND thành phố, vừa qua đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông do đồng chí Hoàng Minh Tiến – Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tại xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái.
Đ/c Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái
Xã Âu Lâu nằm ở phía Tây Nam của thành phố Yên Bái. Xã có diện tích tự nhiên là 1.589 ha; dân số là 5.018 nhân khẩu với 1.406 hộ gia đình chung sống tại 08 thôn. Đến nay, 100% số hộ dân dùng điện, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn; Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G tại các nhà văn hóa các thôn đạt 100%;Tỷ lệ phủ internet băng thông rộng đạt 69%; Tỷ lệ người dân sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh đạt 95%; Tỷ lệ hộ dân trên địa bàn được tiếp cận và sử dụng Internet đạt 95%. 8/8 nhà văn hóa thôn đều có sử dụng Internet (có 03 nhà văn hóa có tivi).
Thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và sự hướng dẫn của Sở TT&TT, UBND xã đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn xã Âu Lâu, và thành lập 08 tổ công tác tại 08 thôn. Phối hợp với Trung tâm chuyển đổi số tỉnh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Viettinbank chi nhánh Yên Bái tổ chức Hội Nghị tập huấn chuyển đổi số và hướng dẫn tạo tài khoản, sử dụng phương thức không dùng tiền mặt cho 120 người là cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ thôn. Đưa vào hoạt động Tổ chuyển đổi số cộng đồng xã Âu Lâu và 8 tổ của thôn với 50 thành viên và Tổ hỗ trợ tư vấn tại nhà về chuyển đổi số. Triển khai xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” với các nội dung áp dụng chuyển đổi số để cải cách thủ tục hành chính, nhằm giải quyết các thủ tục nhanh hơn, hợp lý hơn, hiệu quả hơn thông qua việc thành lập Tổ dịch vụ công để: hướng dẫn người dân tạo tài khoản công trên cổng dịch vụ công quốc gia, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính mức độ 3,4, hướng dẫn người dân thanh toán phí, lệ phí hành chính bằng hình thức không dùng tiền mặt và triển khai thực hiện “Thủ tục hành chính không chờ” tại Bộ phận hành chính công xã với 05 thủ tục tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ được trả luôn, không phải đi lại nhiều lần, không tốn thời gian chờ đợi, rút ngắn thời gian làm việc, giảm thiểu bước in giấy hẹn cho công dân, góp phần tiết kiệm, tránh lãng phí, tránh phải lưu nhiều giấy tờ. Khi thực hiện chuyển đổi số, xã đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản, không còn tình trạng tồn đọng trong tiếp nhận, xử lý văn bản như trước. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, xây dựng và triển khai kế hoạch tháng hành động về chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn xã Âu Lâu với 06 nội dung hướng đến chủ thể là người dân, cụ thể: Sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong sinh hoạt đảng thường kỳ của tất cả các chi bộ của Đảng bộ; Ứng dụng phần mềm họp không giấy tờ trong các cuộc họp giao ban nội bộ xã; Hoàn thiện và đưa vào sử dụng trang web chính thức của xã; Triển khai đồng bộ các chỉ tiêu kinh tế số và nâng cao tỷ lệ người dân thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã; Tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia cho công dân và Cấp mã định danh xác thực điện tử cho người dân trên địa bàn xã) .

Trong chuyến công tác thực tế tại bộ phận một cửa và trụ sở UBND xã Âu Lâu, đoàn công tác đã trao đổi, làm rõ hơn về công tác chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái hiện nay. Đồng chí cũng đánh giá cao sự nỗ lực của xã nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung đã tạo nên bức tranh đa dạng trong chuyển đổi số ở thành phố. Đồng chí cũng đề nghị xã tiếp tục thực hiện tuyên truyền tới công dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kế hoạch và kết quả thực hiên chuyển đổi số của xã, nhằm tăng cường sự tham gia của người dân sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại. Phổ biến về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức của toàn xã hội trên địa bàn xã trong việc chuyển đổi số để xây dựng Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị. Tiếp tục triển khai cung cấp 100% dịch vụ công. Tăng cường quản lý, giám sát, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu; Sử dụng có hiệu quả việc thực hiện chữ ký số, duy trì đường truyền, nâng cấp hệ thống phục vụ hội nghị trực tuyến tại xã. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các quy định trong lĩnh vực kinh tế số trên địa bàn nhằm tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết về các ứng dụng kỹ thuật số, các biện pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số do tỉnh, thành phố tổ chức; thường xuyên cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc, giảm sử dụng văn bản giấy tờ, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4. Tiếp tục sử dụng phần mềm họp không giấy tờ cho tất cả các cuộc họp nội bộ Uỷ ban nhân dân xã, tổ chức các cuộc họp trực tuyến tới các cơ sở thôn. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ dịch vụ công trong việc hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công cho công dân, giải quyết các thủ tục hành chính mức độ 3,4; hướng dẫn thanh toán phí, lệ phí tại Hành chính công xã gắn với xây dựng mô hình Chính quyền thân thiện...đặc biệt phát huy vai trò của người đứng đầu, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và khuyến khích các mô hình hay trong chuyển đổi số; cần chú trọng học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác chuyển đổi số tại một số địa phương khác.
Hoàng Ngọc - Văn Phúng
STTTT – Trong Chương trình làm việc với UBND thành phố, vừa qua đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông do đồng chí Hoàng Minh Tiến – Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tại xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái.Xã Âu Lâu nằm ở phía Tây Nam của thành phố Yên Bái. Xã có diện tích tự nhiên là 1.589 ha; dân số là 5.018 nhân khẩu với 1.406 hộ gia đình chung sống tại 08 thôn. Đến nay, 100% số hộ dân dùng điện, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn; Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G tại các nhà văn hóa các thôn đạt 100%;Tỷ lệ phủ internet băng thông rộng đạt 69%; Tỷ lệ người dân sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh đạt 95%; Tỷ lệ hộ dân trên địa bàn được tiếp cận và sử dụng Internet đạt 95%. 8/8 nhà văn hóa thôn đều có sử dụng Internet (có 03 nhà văn hóa có tivi).
Thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và sự hướng dẫn của Sở TT&TT, UBND xã đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn xã Âu Lâu, và thành lập 08 tổ công tác tại 08 thôn. Phối hợp với Trung tâm chuyển đổi số tỉnh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Viettinbank chi nhánh Yên Bái tổ chức Hội Nghị tập huấn chuyển đổi số và hướng dẫn tạo tài khoản, sử dụng phương thức không dùng tiền mặt cho 120 người là cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ thôn. Đưa vào hoạt động Tổ chuyển đổi số cộng đồng xã Âu Lâu và 8 tổ của thôn với 50 thành viên và Tổ hỗ trợ tư vấn tại nhà về chuyển đổi số. Triển khai xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” với các nội dung áp dụng chuyển đổi số để cải cách thủ tục hành chính, nhằm giải quyết các thủ tục nhanh hơn, hợp lý hơn, hiệu quả hơn thông qua việc thành lập Tổ dịch vụ công để: hướng dẫn người dân tạo tài khoản công trên cổng dịch vụ công quốc gia, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính mức độ 3,4, hướng dẫn người dân thanh toán phí, lệ phí hành chính bằng hình thức không dùng tiền mặt và triển khai thực hiện “Thủ tục hành chính không chờ” tại Bộ phận hành chính công xã với 05 thủ tục tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ được trả luôn, không phải đi lại nhiều lần, không tốn thời gian chờ đợi, rút ngắn thời gian làm việc, giảm thiểu bước in giấy hẹn cho công dân, góp phần tiết kiệm, tránh lãng phí, tránh phải lưu nhiều giấy tờ. Khi thực hiện chuyển đổi số, xã đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản, không còn tình trạng tồn đọng trong tiếp nhận, xử lý văn bản như trước. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, xây dựng và triển khai kế hoạch tháng hành động về chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn xã Âu Lâu với 06 nội dung hướng đến chủ thể là người dân, cụ thể: Sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” trong sinh hoạt đảng thường kỳ của tất cả các chi bộ của Đảng bộ; Ứng dụng phần mềm họp không giấy tờ trong các cuộc họp giao ban nội bộ xã; Hoàn thiện và đưa vào sử dụng trang web chính thức của xã; Triển khai đồng bộ các chỉ tiêu kinh tế số và nâng cao tỷ lệ người dân thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã; Tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia cho công dân và Cấp mã định danh xác thực điện tử cho người dân trên địa bàn xã) .
Trong chuyến công tác thực tế tại bộ phận một cửa và trụ sở UBND xã Âu Lâu, đoàn công tác đã trao đổi, làm rõ hơn về công tác chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái hiện nay. Đồng chí cũng đánh giá cao sự nỗ lực của xã nói riêng và thành phố Yên Bái nói chung đã tạo nên bức tranh đa dạng trong chuyển đổi số ở thành phố. Đồng chí cũng đề nghị xã tiếp tục thực hiện tuyên truyền tới công dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kế hoạch và kết quả thực hiên chuyển đổi số của xã, nhằm tăng cường sự tham gia của người dân sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại. Phổ biến về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức của toàn xã hội trên địa bàn xã trong việc chuyển đổi số để xây dựng Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị. Tiếp tục triển khai cung cấp 100% dịch vụ công. Tăng cường quản lý, giám sát, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu; Sử dụng có hiệu quả việc thực hiện chữ ký số, duy trì đường truyền, nâng cấp hệ thống phục vụ hội nghị trực tuyến tại xã. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các quy định trong lĩnh vực kinh tế số trên địa bàn nhằm tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết về các ứng dụng kỹ thuật số, các biện pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số do tỉnh, thành phố tổ chức; thường xuyên cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc, giảm sử dụng văn bản giấy tờ, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4. Tiếp tục sử dụng phần mềm họp không giấy tờ cho tất cả các cuộc họp nội bộ Uỷ ban nhân dân xã, tổ chức các cuộc họp trực tuyến tới các cơ sở thôn. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ dịch vụ công trong việc hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công cho công dân, giải quyết các thủ tục hành chính mức độ 3,4; hướng dẫn thanh toán phí, lệ phí tại Hành chính công xã gắn với xây dựng mô hình Chính quyền thân thiện...đặc biệt phát huy vai trò của người đứng đầu, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và khuyến khích các mô hình hay trong chuyển đổi số; cần chú trọng học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác chuyển đổi số tại một số địa phương khác.
Hoàng Ngọc - Văn Phúng