STTTT – Sáng ngày 8/8, Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh dự phiên họp trực tuyến lần thứ ba của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CĐS tỉnh cùng các thành viên và Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh.
Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu Yên Bái
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển và được xác định là yêu cầu bắt buộc. CĐS giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp các cấp, các ngành thay đổi phương thức và nâng cao năng lực quản lý điều hành. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là phù hợp với phẩm chất, năng lực con người Việt Nam cần cù, ham học hỏi, linh hoạt, và sáng tạo.
Theo Thủ tướng, tiến trình chuyển đổi số trong nước đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng. Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chuyển đổi số trở thành đòi hòi bức thiết của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, doanh nghiệp để vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.
Khi dịch bệnh được kiểm soát, chuyển đổi số tiếp tục là công tác trọng tâm, góp phần quan trọng phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế- xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng.
Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là công việc phải thường xuyên, liên tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao và quyết liệt triển khai. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải đẩy mạnh chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả và thực chất.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là rất nặng nề; chúng ta phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Thủ tướng đề nghị tại phiên họp, các thành viên Ủy ban thẳng thắn đánh giá rõ ràng, khách quan, minh chứng bằng số liệu cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ thời gian qua; lưu ý đánh giá cả những nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và những nhiệm vụ được giao tại phiên họp lần trước của Ủy ban.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng qua tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 11,27% (kế hoạch là 7%); tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán đạt 66% (vượt 1%); tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 70,91% (kế hoạch 85%); tỷ lệ hộ gia đình có internet cáp quang băng rộng là 71,75% (kế hoạch 75%)… Về hạ tầng số, tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 71,79Mbps, tăng 32,7% so cùng kỳ năm 2021; tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 35,29Mbps, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng 477/832 thôn lõm sóng viễn thông. Về nền tảng số, 35/35 nền tảng số quốc gia đã hoàn thành phát triển, công bố và đưa vào sử dụng, trong đó có 31 nền tảng số đã đưa vào sử dụng chính thức, 4 nền tảng số đang sử dụng thử nghiệm. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo phát triển, đánh giá và công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng phục vụ Chính phủ số, 16 nền tảng phục vụ kinh tế số và 16 nền tảng phục vụ xã hội số…
Đối với Yên Bái, đến nay, tỉnh đã hoàn thành 14/38 mục tiêu theo Quyết định 565 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch CĐS năm 2022 tỉnh Yên Bái, đạt 36,8%. Đề án Đô thị thông minh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 hạng mục quan trọng. Đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để phục vụ CĐS của tỉnh, thể hiện sự sẵn sàng, nhanh chóng, hiệu quả trong công cuộc CĐS. Toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về CĐS; ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn; triển khai thí điểm mô hình điểm CĐS tại 3 cấp chính quyền: tỉnh, huyện, xã… Nhiều mô hình CĐS đã được triển khai tại các cơ quan, sở, ngành, địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 72/173 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện các mục tiêu CĐS, chiếm tỷ lệ 41,6%, trong đó 69/72 xã (phường) CĐS, 3/72 xã (phường) CĐS nâng cao. 100% xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ CĐS cộng đồng với 10.851 thành viên tham gia.
Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thành 12 nhiệm vụ đề ra về chuyển đổi số trong năm 2022. Đầu tư hạ tầng phục vụ cho công tác chuyển đổi số trong đó chú trọng nâng cấp dịch vụ công, tạo thuận tiện hơn nữa cho người dân dễ dàng sử dụng. Phát triển phần mềm an toàn, an ninh mạng. Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho công tác chuyển đổi số. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, đơn vị địa phương trong thực hiện công tác chuyển đổi số với châm dễ làm trước, khó làm sau. Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Trước mắt người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giám sát trong thực hiện công tác chuyển đổi số. Các địa phương phối hợp, chia sẻ dữ liệu đảm bảo đồng bộ, nhất quán, chính xác. Chú trọng đưa các nền tảng số để phục vụ hoạt động của người dân và doanh nghiệp để người dân, doanh nghiệp thực hiện công việc nhiều hơn trên môi trường số. Các cơ quan thông tin truyền thông cần tích cực tuyên truyền về cách làm, các mô hình hay về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị nắm được mục đích, ý nghĩa, kế hoạch của công tác chuyển đổi số quốc gia./.
Hoàng Ngọc
STTTT – Sáng ngày 8/8, Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh dự phiên họp trực tuyến lần thứ ba của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CĐS tỉnh cùng các thành viên và Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh.Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển và được xác định là yêu cầu bắt buộc. CĐS giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp các cấp, các ngành thay đổi phương thức và nâng cao năng lực quản lý điều hành. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là phù hợp với phẩm chất, năng lực con người Việt Nam cần cù, ham học hỏi, linh hoạt, và sáng tạo.
Theo Thủ tướng, tiến trình chuyển đổi số trong nước đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng. Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chuyển đổi số trở thành đòi hòi bức thiết của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, doanh nghiệp để vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.
Khi dịch bệnh được kiểm soát, chuyển đổi số tiếp tục là công tác trọng tâm, góp phần quan trọng phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế- xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng.
Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là công việc phải thường xuyên, liên tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao và quyết liệt triển khai. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải đẩy mạnh chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả và thực chất.
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là rất nặng nề; chúng ta phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Thủ tướng đề nghị tại phiên họp, các thành viên Ủy ban thẳng thắn đánh giá rõ ràng, khách quan, minh chứng bằng số liệu cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ thời gian qua; lưu ý đánh giá cả những nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và những nhiệm vụ được giao tại phiên họp lần trước của Ủy ban.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng qua tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 11,27% (kế hoạch là 7%); tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán đạt 66% (vượt 1%); tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 70,91% (kế hoạch 85%); tỷ lệ hộ gia đình có internet cáp quang băng rộng là 71,75% (kế hoạch 75%)… Về hạ tầng số, tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 71,79Mbps, tăng 32,7% so cùng kỳ năm 2021; tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 35,29Mbps, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng 477/832 thôn lõm sóng viễn thông. Về nền tảng số, 35/35 nền tảng số quốc gia đã hoàn thành phát triển, công bố và đưa vào sử dụng, trong đó có 31 nền tảng số đã đưa vào sử dụng chính thức, 4 nền tảng số đang sử dụng thử nghiệm. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo phát triển, đánh giá và công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng phục vụ Chính phủ số, 16 nền tảng phục vụ kinh tế số và 16 nền tảng phục vụ xã hội số…
Đối với Yên Bái, đến nay, tỉnh đã hoàn thành 14/38 mục tiêu theo Quyết định 565 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch CĐS năm 2022 tỉnh Yên Bái, đạt 36,8%. Đề án Đô thị thông minh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 hạng mục quan trọng. Đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để phục vụ CĐS của tỉnh, thể hiện sự sẵn sàng, nhanh chóng, hiệu quả trong công cuộc CĐS. Toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về CĐS; ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn; triển khai thí điểm mô hình điểm CĐS tại 3 cấp chính quyền: tỉnh, huyện, xã… Nhiều mô hình CĐS đã được triển khai tại các cơ quan, sở, ngành, địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 72/173 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện các mục tiêu CĐS, chiếm tỷ lệ 41,6%, trong đó 69/72 xã (phường) CĐS, 3/72 xã (phường) CĐS nâng cao. 100% xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ CĐS cộng đồng với 10.851 thành viên tham gia.
Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thành 12 nhiệm vụ đề ra về chuyển đổi số trong năm 2022. Đầu tư hạ tầng phục vụ cho công tác chuyển đổi số trong đó chú trọng nâng cấp dịch vụ công, tạo thuận tiện hơn nữa cho người dân dễ dàng sử dụng. Phát triển phần mềm an toàn, an ninh mạng. Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho công tác chuyển đổi số. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, đơn vị địa phương trong thực hiện công tác chuyển đổi số với châm dễ làm trước, khó làm sau. Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Trước mắt người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giám sát trong thực hiện công tác chuyển đổi số. Các địa phương phối hợp, chia sẻ dữ liệu đảm bảo đồng bộ, nhất quán, chính xác. Chú trọng đưa các nền tảng số để phục vụ hoạt động của người dân và doanh nghiệp để người dân, doanh nghiệp thực hiện công việc nhiều hơn trên môi trường số. Các cơ quan thông tin truyền thông cần tích cực tuyên truyền về cách làm, các mô hình hay về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị nắm được mục đích, ý nghĩa, kế hoạch của công tác chuyển đổi số quốc gia./.