STTTT- Chiều 21/9, Đoàn công tác Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái do đồng chí Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Lục Yên về công tác về chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.
Quang cảnh buổi làm việc
Về phía huyện Lục Yên, đồng chí Đinh Khắc Yên – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nông Thu Hà - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện, trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện; Lãnh đạo Văn phòng Cấp ủy và Chinh quyền huyện, phòng VH-TT; Trung tâm TT&VH; Lãnh đạo một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Tính đến nay về chính quyền điện tử: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp: đã cấp 826 tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức; 56 tài khoản cho các cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn, triển khai gửi, nhận văn bản giữa các đơn vị trong huyện, với cơ quan, ban ngành của tỉnh trên môi trường mạng (trừ văn bản mật) và được dần áp dụng chữ ký số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ để ký số gửi văn bản đi. Sử dụng Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh: đã được cấp 1.036 tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh cho cán bộ công chức, viên chức của huyện để thực hiện trao đổi công việc, gửi, nhận văn bản điện tử. Về sử dụng chữ ký số: Hiện nay đã cấp cho 10 phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, 24 xã, thị trấn và Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền, Cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra; 550 chữ ký số cá nhân lãnh đạo và công chức các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn để thực hiện ký số văn bản điện tử gửi, nhận trên môi trường mạng thay thế văn bản giấy và giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công. Triển khai lắp đặt mạng số liệu chuyên dùng TSLCD cấp II cho 42 cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn phục vụ truyền dẫn, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp đồng bộ trên địa bàn huyện và kết nối với mạng truyền số liệu của tỉnh, của quốc gia, lắp đặt máy chủ và phần mềm giám sát không gian ninh mạng tại Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến: Toàn huyện có 25 điểm cầu Hội nghị truyền hình trực tuyến (01 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân huyện, 24 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong đó có 05 xã: Vĩnh Lạc, An Lạc, Tô Mậu, Tân Lập, Trúc Lâu được đầu tư mới đồng bộ) phục vụ công tác Hội nghị truyền hình trực tuyến từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đã triển khai xây dựng đề án phòng họp thông minh tại Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện; triển khai thí điểm Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái tại Đảng bộ Cơ quan Chính quyền (gồm 12 chi bộ) và tập huấn trực tuyến cho các đảng viên 12 chi bộ của Đảng bộ cơ quan Chính quyền sử dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử” tỉnh Yên Bái.
Đồng thời, thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 24/24 xã, thị trấn, tổng số thôn, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng số 195/195, Tổng tố người tham gia: Tổ cấp xã: 210; Tổ cấp thôn 1.560, Tổng số Tổ chuyển đổi số cộng đồng đã tạo nhóm zalo: 24/24; Tổ cấp thôn: 195/195. Tập huấn 03 đợt cho 24 Tổ chuyển đổi số cộng đồng các xã, thị trấn, 195 Tổ chuyển đổi số cộng đồng các thôn, tổ dân phố với tổng số tham gia 2.161 người. Đã xây dựng Chuyên mục "Chuyển đổi số" trên Hệ thống Phát thanh - Truyền hình huyện và Trang Thông tin điện tử huyện. Bộ phận Phục vụ Hành chính công huyện Lục Yên thực hiện niêm yết Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong giải quyết TTHC bằng mã QR Code. Sử dụng Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh: Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 15 dịch vụ trong đó cấp huyện 11, cấp xã 4 và tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 97 dịch vụ, trong đó cấp huyện 73, cấp xã 24; Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn và đúng hạn 9 tháng đầu năm đạt 99,99 %.
Tính đến nay, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của huyện là 28 người có trình độ công nghệ thông tin; trong đó, ngành Giáo dục và Đào tạo 25 người (giáo viên toán - tin học), 01 cán bộ của Trung tâm Y tế huyện, 01 cán bộ của Văn phòng Cấp uỷ và Chính quyền, 01 viên chức của Trung tâm Truyền thông và Văn hoá (đang trưng tập tại Phòng Văn hoá và Thông tin).
Hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, các hạ tầng cốt lõi cơ bản đảm bảo, tạo cơ sở quan trọng để tiếp tục chuyển dịch dần sang hạ tầng số. Về hạ tầng truyền thông và chuyển phát, đến nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được đầu tư đài truyền thanh và cụm loa đến các thôn, tổ dân phố; tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,5%. Toàn huyện hiện có 24 điểm phục vụ bưu chính; 116 trạm BTS, cơ bản phủ sóng điện thoại di động và Internet đến các thôn, bản, tổ dân phố. Đặc biệt, huyện đã được tỉnh đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, toàn huyện hiện có 25 điểm cầu Hội nghị truyền hình trực tuyến (01 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân huyện, 24 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã. 100% cán bộ, công chức trên địa bàn huyện có tài khoản sử dụng thư điện tử công vụ; 100% cơ quan, đơn vị từ huyện đến xã, thị trấn đã thiết lập mạng LAN để kết nối các máy tính trong nội bộ cơ quan, đơn vị và mạng Internet, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước phục vụ ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các hệ thống thông tin của huyện qua đường truyền Internet cáp quang băng thông rộng; tỷ lệ cán bộ, công chức có máy tính sử dụng tại cơ quan cấp huyện đạt 100%, tại cấp xã đạt khoảng 70%.
Tại buổi làm việc các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề về phát triển hạ tầng số; nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện; thúc đẩy phát triển kinh tế số; các giải pháp thí điểm triển khai các nền tảng hỗ trợ giám sát và điều hành thông minh, giáo dục và y tế thông minh, các dịch vụ giám sát và điều hành thông minh trên địa bàn huyện.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc đồng chí Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền huyện huyện Lục Yên trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Để thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Lục Yên, đồng chí mong muốn huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, doanh nghiệp về mục đích ý nghĩa chuyển đổi số; Xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời các nội dung chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Quan tâm đầu tư mạnh mẽ hệ thống hạ tầng công nghệ viễn thông cho hoạt động hành chính nhà nước . Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà mạng triển khai các gói dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, lắp đặt cáp quang và các trạm BTS.
Tiếp tục phát huy tính tiên phong của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là vai trò hỗ trợ của đội ngũ cộng tác viên chuyển đổi số huyện, tổ chuyển đổi số cộng đồng các cấp trong hoạt động chuyển đổi số. Lựa chọn các lĩnh vực để xây dựng chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Thông tin và truyền thông Yên Bái để triển khai lắp đặt thí điểm hệ thống truyền thanh thông minh trên địa bàn huyện Lục Yên trong thời gian tới.



Trước đó đoàn đã tiến hành khảo sát hiện trạng, kết quả việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính ở bộ phận hành chính công, trạm y tế, trường học, bưu điện, tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn các xã Minh Chuẩn, Tân Lập và thị trấn Yên Thế.
Hoàng Ngọc
STTTT- Chiều 21/9, Đoàn công tác Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái do đồng chí Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Lục Yên về công tác về chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030. Về phía huyện Lục Yên, đồng chí Đinh Khắc Yên – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nông Thu Hà - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện, trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện; Lãnh đạo Văn phòng Cấp ủy và Chinh quyền huyện, phòng VH-TT; Trung tâm TT&VH; Lãnh đạo một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Tính đến nay về chính quyền điện tử: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp: đã cấp 826 tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức; 56 tài khoản cho các cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn, triển khai gửi, nhận văn bản giữa các đơn vị trong huyện, với cơ quan, ban ngành của tỉnh trên môi trường mạng (trừ văn bản mật) và được dần áp dụng chữ ký số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ để ký số gửi văn bản đi. Sử dụng Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh: đã được cấp 1.036 tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh cho cán bộ công chức, viên chức của huyện để thực hiện trao đổi công việc, gửi, nhận văn bản điện tử. Về sử dụng chữ ký số: Hiện nay đã cấp cho 10 phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, 24 xã, thị trấn và Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền, Cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra; 550 chữ ký số cá nhân lãnh đạo và công chức các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn để thực hiện ký số văn bản điện tử gửi, nhận trên môi trường mạng thay thế văn bản giấy và giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công. Triển khai lắp đặt mạng số liệu chuyên dùng TSLCD cấp II cho 42 cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn phục vụ truyền dẫn, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp đồng bộ trên địa bàn huyện và kết nối với mạng truyền số liệu của tỉnh, của quốc gia, lắp đặt máy chủ và phần mềm giám sát không gian ninh mạng tại Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến: Toàn huyện có 25 điểm cầu Hội nghị truyền hình trực tuyến (01 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân huyện, 24 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong đó có 05 xã: Vĩnh Lạc, An Lạc, Tô Mậu, Tân Lập, Trúc Lâu được đầu tư mới đồng bộ) phục vụ công tác Hội nghị truyền hình trực tuyến từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đã triển khai xây dựng đề án phòng họp thông minh tại Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện; triển khai thí điểm Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái tại Đảng bộ Cơ quan Chính quyền (gồm 12 chi bộ) và tập huấn trực tuyến cho các đảng viên 12 chi bộ của Đảng bộ cơ quan Chính quyền sử dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử” tỉnh Yên Bái.
Đồng thời, thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 24/24 xã, thị trấn, tổng số thôn, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng số 195/195, Tổng tố người tham gia: Tổ cấp xã: 210; Tổ cấp thôn 1.560, Tổng số Tổ chuyển đổi số cộng đồng đã tạo nhóm zalo: 24/24; Tổ cấp thôn: 195/195. Tập huấn 03 đợt cho 24 Tổ chuyển đổi số cộng đồng các xã, thị trấn, 195 Tổ chuyển đổi số cộng đồng các thôn, tổ dân phố với tổng số tham gia 2.161 người. Đã xây dựng Chuyên mục "Chuyển đổi số" trên Hệ thống Phát thanh - Truyền hình huyện và Trang Thông tin điện tử huyện. Bộ phận Phục vụ Hành chính công huyện Lục Yên thực hiện niêm yết Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong giải quyết TTHC bằng mã QR Code. Sử dụng Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh: Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 15 dịch vụ trong đó cấp huyện 11, cấp xã 4 và tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 97 dịch vụ, trong đó cấp huyện 73, cấp xã 24; Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn và đúng hạn 9 tháng đầu năm đạt 99,99 %.
Tính đến nay, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của huyện là 28 người có trình độ công nghệ thông tin; trong đó, ngành Giáo dục và Đào tạo 25 người (giáo viên toán - tin học), 01 cán bộ của Trung tâm Y tế huyện, 01 cán bộ của Văn phòng Cấp uỷ và Chính quyền, 01 viên chức của Trung tâm Truyền thông và Văn hoá (đang trưng tập tại Phòng Văn hoá và Thông tin).
Hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, các hạ tầng cốt lõi cơ bản đảm bảo, tạo cơ sở quan trọng để tiếp tục chuyển dịch dần sang hạ tầng số. Về hạ tầng truyền thông và chuyển phát, đến nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được đầu tư đài truyền thanh và cụm loa đến các thôn, tổ dân phố; tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,5%. Toàn huyện hiện có 24 điểm phục vụ bưu chính; 116 trạm BTS, cơ bản phủ sóng điện thoại di động và Internet đến các thôn, bản, tổ dân phố. Đặc biệt, huyện đã được tỉnh đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, toàn huyện hiện có 25 điểm cầu Hội nghị truyền hình trực tuyến (01 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân huyện, 24 điểm cầu tại Ủy ban nhân dân cấp xã. 100% cán bộ, công chức trên địa bàn huyện có tài khoản sử dụng thư điện tử công vụ; 100% cơ quan, đơn vị từ huyện đến xã, thị trấn đã thiết lập mạng LAN để kết nối các máy tính trong nội bộ cơ quan, đơn vị và mạng Internet, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước phục vụ ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các hệ thống thông tin của huyện qua đường truyền Internet cáp quang băng thông rộng; tỷ lệ cán bộ, công chức có máy tính sử dụng tại cơ quan cấp huyện đạt 100%, tại cấp xã đạt khoảng 70%.
Tại buổi làm việc các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề về phát triển hạ tầng số; nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện; thúc đẩy phát triển kinh tế số; các giải pháp thí điểm triển khai các nền tảng hỗ trợ giám sát và điều hành thông minh, giáo dục và y tế thông minh, các dịch vụ giám sát và điều hành thông minh trên địa bàn huyện.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc đồng chí Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền huyện huyện Lục Yên trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Để thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Lục Yên, đồng chí mong muốn huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, doanh nghiệp về mục đích ý nghĩa chuyển đổi số; Xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời các nội dung chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Quan tâm đầu tư mạnh mẽ hệ thống hạ tầng công nghệ viễn thông cho hoạt động hành chính nhà nước . Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà mạng triển khai các gói dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, lắp đặt cáp quang và các trạm BTS.
Tiếp tục phát huy tính tiên phong của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là vai trò hỗ trợ của đội ngũ cộng tác viên chuyển đổi số huyện, tổ chuyển đổi số cộng đồng các cấp trong hoạt động chuyển đổi số. Lựa chọn các lĩnh vực để xây dựng chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Thông tin và truyền thông Yên Bái để triển khai lắp đặt thí điểm hệ thống truyền thanh thông minh trên địa bàn huyện Lục Yên trong thời gian tới.
Trước đó đoàn đã tiến hành khảo sát hiện trạng, kết quả việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính ở bộ phận hành chính công, trạm y tế, trường học, bưu điện, tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn các xã Minh Chuẩn, Tân Lập và thị trấn Yên Thế.